2013 ~ Học tiếng Anh hiệu quả| Học tiếng anh nhanh nhất
đồng hồ online - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - đào tạo seo

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Hãy học tiếng Anh như một đứa trẻ

Bạn là người lớn, vậy tại sao chúng tôi lại khuyên bạn học tiếng Anh như một đứa trẻ?

Hãy học tiếng Anh như một đứa trẻ

Bạn học tiếng Anh nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa thể nói chuyện với người bản ngữ? Và đây là sự thật dành cho bạn, mọi đứa trẻ ở Anh đều có thể giao tiếp tiếng Anh một cách lưu loát. Hay rất nhiều các bạn học viên nhí tại Cleverlearn nói tiếng Anh với giáo viên bản ngữ khá tự nhiên và không hề run sợ. Tất nhiên, chúng tôi không có ý nói bạn không bằng một đứa trẻ, vấn đề ở đây là bạn chưa học tiếng Anh như một đứa trẻ.

Có thể đọc đến đây bạn sẽ nghĩ đây là điều không thể vì một đứa trẻ không phải chịu những áp lực trong công việc và học hành như người lớn, bọn trẻ có nhiều thời gian, có thể vừa học vừa chơi và được học trong môi trường Anh ngữ chuẩn mực với giáo viên bản ngữ…

Không hoàn toàn đúng đâu!

Qua nhiều năm làm việc với các học viên nhí, chúng tôi có thể tổng kết lại 3 nguyên nhân chính:
Các bạn nhỏ rất tự tin
Từng bước dần dần vun đắp vốn từ vựng
Các bé được rèn luyện trong cả một quá trình lâu dài

Vậy nên câu hỏi bây giờ sẽ chuyển từ: “làm sao để học tiếng Anh“ sang “ làm sao để học tiếng Anh như một đứa trẻ theo cách của người lớn”

Dưới đây sẽ là 3 bước cho bạn tham khảo và thực hành

1. Mạnh dạn giao tiếp

Các bé rất tự tin trong giao tiếp. Tụi nhỏ không sợ bị cười chê khi mắc lỗi. Đó là sự khác biệt và cũng chính là điều bạn cần học tập ở các bạn trẻ.

Việc không sợ sai sẽ giúp bạn phản ứng nhanh nhẹn hơn.

Nếu bạn đang nghĩ câu tiếng Việt nào thì đừng ngại nói nó ra bằng tiếng Anh một cách đơn giản theo cách bạn nghĩ. Nếu bạn cứ do dự không biết mình nói thế có sai không thì sẽ chả bạn giờ bạn nói được cho ra hồn một câu tiếng Anh chứ chưa nói đến việc giao tiếp tiếng Anh một cách trôi chảy.

Nếu sợ sai, bạn sẽ chẳng bao giờ nói được những gì bạn nghĩ trong đầu

2. Hãy dùng tiếng Anh mọi lúc có thể

Bạn hãy nghiêm khắc với bản thân bằng cách buộc mình phải nói tiếng Anh. Đây sẽ là cách để bạn kiểm tra những gì bạn học được. Nói mọi lúc mọi nơi có thể, với giảng viên, với các học viên cùng lớp, với bất cứ người bạn bản ngữ nào bạn quen…

Những người đó sẽ giúp bạn sửa sai, từ đó bạn sẽ nhớ rất lâu. Chẳng ai cười bạn vì bạn ham học đâu. Các bé lần đầu rất hồn nhiên nói “I doed” thay vì “I did” nhưng một khi đã được thầy sửa, các em không bao giờ sai nữa.

3. Bạn hãy thực hành những từ vựng và mẫu câu đơn giản, thông dụng

Đó là:

Các bạn học viên nhí có thời gian học tiếng Anh qua nhiều năm để tích lũy dần vốn từ vựng và các mẫu câu đơn giản nên bạn không phải quá lo lắng đâu. Quan trọng là bạn cần kiên trì học và thực hành mỗi ngày một vài từ vựng cơ bản và mẫu câu thông dụng. Sau 6 tháng bạn sẽ có cho riêng mình vốn từ vựng tạm ổn.--

Những điểm quan trọng bạn cần nhớ:
  • Không sợ nói sai
  • Tập luyện thường xuyên từ vựng thông dụng và mẫu câu đơn giản
  • Không ngừng tập luyện
Chúc bạn sớm thành công!

Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng Anh đều đặn mỗi ngày

Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng Anh đều đặn mỗi ngày

Việc học từ vựng tiếng anh đều đặn mỗi ngày là một việc rất cần thiết nếu như bạn thực sự muốn học thật tốt và hiệu quả môn học này. Bởi quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%, sau 1 ngày nhớ 33% ...


Thông thường sau 1 tháng, não con nười chỉ còn nhớ khoảng 20% thông tin đã tiếp nhận. Vì vậy phương pháp học là rất quan trọng đối với những môn học cần khả năng ghi nhớ dữ kiện.

1. Sự quan trọng của việc học từ vựng đều đặn hàng ngày

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng "“Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu tâm lý học người Đức Ebbinghous thì trí não con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%, sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28% và cuối cùng sau 1 tháng chỉ nhớ khoảng 20% nên việc kiên trì học và ôn lại từ vựng hàng ngày theo chu kỳ nhất định là một điều hết sức quan trọng trong việc học từ vựng cũng như các môn học cần khả năng ghi nhớ dữ kiện. 

2. Các phương pháp học từ vựng tiếng Anh

Trước khi áp dụng các phương pháp dưới đây, bạn cần quyết tâm thực hiện kế hoạch học từ này theo các quy tắc sau:
Học đều đặn mỗi ngày ít nhất 3 từ và nhiều nhất 10 từ. Trường hợp ngày nào cần phải học một lượng từ lớn theo bài vở ở lớp, bạn vẫn học bên cạnh 10 từ quy định hàng ngày.
Không bỏ một ngày nào, trường hợp ngày không có thời gian cũng dành 10 phút cho 3 từ mới và 5 phút xem lại ôn lại các từ đã học của ngày xa nhất. Ví dụ bạn bắt đầu chiến lược học từ vào ngày 1 tháng 1 2010 thì ngày 10 tháng 1 bạn nên xem lại từ đã học ở ngày 1 tháng 1. 

Sau đây là các phương pháp bạn có thể chọn để thực hiện chiến lược chinh phục từ vựng tiếng Anh

a. Phương pháp 5 bước 7 lần để ghi nhớ khi học từ vựng

+ Bước 1 : Đọc to với phát âm chuẩn từ mà bạn cần học : Khi chuẩn bị học một từ mới nào đó, bạn nên mở từ điển điện tử như kim từ điển hay từ điển Lạc Việt hoặc cũng có thể chọn từ theo đoạn hội thoại của người bản xứ để nghe và lặp lại chính xác cách phát âm, sau đó đọc to nhiều lần cách phát âm của các từ mà trong danh sách học một ngày của bạn. ==> 9 ‘bí kíp’ học từ vựng tiếng Anh

+ Bước 2 : dùng các mẹo như liên tưởng từ có âm gần giống (homophonic method), phân giải từng bộ phận của từ, dùng từng ký tự của từ để ký hiệu hóa từ đang học thành một câu tiếng Việt nhằm nhớ cả spelling(cách đánh vần). Ví dụ : run thì liên tưởng đến chữ run trong tiếng Việt, hoặc cách phân giải từ cho các từ như chalkboard (bảng viết bằng phấn) = chalk (phấn) + board (bảng).v.v...

+ Bước 3 : Hồi tưởng hai chiều Việt <--> Anh. Nghĩa là đọc từ tiếng Anh nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Việt, sau đó đọc từ tiếng Việt nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Anh.

+ Bước 4 : Chuỗi (series) tức thông qua liên tưởng một chuỗi ngữ cảnh có từ đang học để nhớ từ.

+ Bước 5 : Đặt câu, tức là dùng từ đang học viết thành câu.

+ Cuối cùng là 7 lần ôn lại từ :

Lần 1/ Nhìn lại danh sách từ của ngày đó sau 20 phút tính từ lúc học xong.

Lần 2/ sau 1 tiếng.

Lần 3/ Sau 2 tiếng.

Lần 4/ Sau 1 ngày.

Lần 5/ Sau 1 tuần.

Lần 6/ Sau 1 tháng.

Lần 7/ Sau 3 tháng.

Nghĩa là khi lập danh sách từ cho từng ngày, bạn nhớ đánh dấu số thứ tự danh sách rồi sau khi học xong bạn ghi giờ nào và ngày nào ôn lại danh sách nào.

b. Phương pháp tỉ mỉ hóa từ vựng

Phương pháp này dựa theo thuyết tỉ mỉ hóa thông tin trong quá trình xử lý thông tin của não bộ đã được nêu trong bộ môn tâm lý giáo dục. Bao gồm các mẹo như sau :

Thị giác hóa từ vựng : nghĩa là bạn gắn cho từ đang học một hình ảnh nào đó. Nếu từ đó là danh từ chỉ sự vật thì đương nhiên là dễ, nếu từ là động từ, hoặc tính từ thì đòi hỏi sự sáng tạo của chính bạn. Ví dụ : obesity (béo phì) thì chữ ob đầu nhìn như người bụng bự, béo ú.v.v...

Hoặc bạn cũng có thể chia từ thành hai phần và liên kết nghĩa để giải thích tỉ mỉ từ đó. Ví dụ : lineage (huyết thống) = line (đường vạch) + age (thế hệ, tuổi tác) = huyết thống là đường nối các thế hệ trong gia đình .v.v... Sử dụng mindmap (sơ đồ ý) để vẽ sơ đồ các từ có nghĩa liên quan.

c. Phương pháp học theo đặc tính ngôn ngữ

Sử dụng các tiếp vĩ ngữ hoặc tiếp đầu ngữ để học từ phái sinh.

Ví dụ : co- : cùng nhau, hợp sức --> coworker (đồng nghiệp), collaborate (cộng tác)... Học từ và liên tưởng đến từ đồng nghĩa cũng như trái nghĩa của từ đó (nếu có)

Một vài mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tiếng anh nhanh hơn:

1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".

2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!

3.Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh

4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay.

5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là từ điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng,..

Trung tâm anh ngữ I-clc chuyên đào tạo công dân toàn cầu, anh văn giao tiếp, học tiếng anh cấp tốc hiệu quả. Hãy tham gia khóa học tại I-clc để cùng trả nghiệm nhiều lớp học thú vị tại đâu nhé.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Tuổi nào nên bắt đầu học tiếng Anh?

- Với mong muốn giúp con trở thành "công dân toàn cầu", nhiều gia đình bắt đầu cho con học tiếng Anh ngay từ khi còn chưa "sõi" tiếng Việt.


Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cho trẻ học một ngoại ngữ sớm là tốt, nhưng không phải trẻ nào cũng sẵn sàng cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai.

Học với ai, học như thế nào?

Cháu Nguyễn Quân Chính (ngõ 577 Thụy Khuê, Hà Nội) chưa đầy 4 tuổi, nói tiếng Việt nhiều từ vẫn còn ngọng nghịu, nhưng đã rất hào hứng khi được bố mẹ cho đi học tiếng Anh. Cháu đặc biệt thích chơi các trò chơi, hát các bài hát tiếng Anh và học những từ mới về các con vật, đồ vật xung quanh.

Khác với Quân Chính, cháu Thủy Tiên (455 Nguyễn Khang, Cầu Giấy) lại rất nhút nhát trong những giờ học tiếng Anh ở trường mẫu giáo. Chị Trịnh Thu Phương, mẹ cháu Thủy Tiên cho biết, mặc dù bố mẹ khuyến khích con nói tiếng Anh và luôn hỏi con hôm nay học những từ gì để dạy con tập nói lại, nhưng cháu thường lảng tránh, không muốn trả lời bố mẹ. Chị Phương băn khoăn liệu có phải mình cho con học tiếng Anh từ mẫu giáo là sớm quá, nhưng chị lại thấy mâu thuẫn khi cô giáo cho biết nhiều bạn khác vẫn học rất tốt...

Một cô giáo tiếng Anh của trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm cho rằng, trẻ có thể học tiếng Anh từ mẫu giáo, cụ thể là khoảng 4 - 5 tuổi, khi trẻ có khả năng nhận thức về ngôn ngữ cũng như khả năng bắt chước tốt. Nếu để lớn hơn mới bắt đầu học, lưỡi sẽ "cứng" và khó bắt chước những âm khó trong tiếng Anh. Tuy nhiên, việc học với ai và học như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Trẻ mới học nếu tiếp xúc với một phương pháp không phù hợp sẽ dễ chán, và việc học sẽ không hiệu quả; Hoặc nếu học với những thầy cô phát âm không chuẩn trẻ sẽ nói không chuẩn và cách phát âm sai đó về sau rất khó sửa.

Con đã sẵn sàng chưa?

Ông Dean Souter, giám đốc đào tạo, Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn Việt Nam cho rằng, không có một quy tắc nào định ra lứa tuổi phù hợp nhất để trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh, mà việc đó phụ thuộc vào chính mỗi đứa trẻ và hoàn cảnh học mà chúng sẽ theo. "Đối với một số trẻ, học tiếng Anh giống như con vịt được thả xuống nước, trong khi nhiều trẻ khác cùng lứa tuổi lại vẫn có thể gặp trở ngại. Theo tôi thì dù ở độ tuổi nào cũng không bao giờ là sớm để cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, có thể chỉ là những bài hát, những bộ phim hoạt hình hay video học tiếng Anh".

Ông Dean Souter nhấn mạnh đến việc cha mẹ hãy chú ý đến tính cách của con bởi đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được khi nào trẻ nên bắt đầu làm quen với ngôn ngữ thứ hai. Nếu con bạn mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin và có khả năng tập trung thì chẳng phải chần chừ gì mà không cho bé theo một khóa học tiếng Anh cho trẻ em. Nhưng nếu con bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì đó trong tối thiểu là 30 giây và không thích làm theo những gì được yêu cầu, thì có lẽ bạn nên chờ thêm một thời gian nữa. Đối với những trẻ đó thì việc cần làm trước mắt là giúp trẻ học cách tập trung và kỹ năng ứng xử. Nếu con bạn nhút nhát và hơi một chút khép mình, bạn hãy cân nhắc việc cho con tham gia một chương trình tiếng Anh mà hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát, và có sự tương tác với người bản ngữ. Hứng thú trong việc học tiếng Anh sẽ giúp con bạn xây dựng sự tự tin, cũng như học cách giao tiếp tương tác với mọi người.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Học nói tiếng Anh sao cho hiệu quả

Hoc tieng Anh - Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là khi đi làm. Việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp tốt hơn. Vậy làm sao để nói tiếng Anh lưu loát?

Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn:

1. Xác định mục đích:
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng ngày.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh giao tiếp và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh giao tiếp, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh.

Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh giao tiếp tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình
Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.

4. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác
Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,…) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

5. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”.
 
 
Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I`m sorry. I`m not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.

6. Hát các bài hát tiếng Anh
Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.

7. Tham gia các hoạt động nhóm
Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.

8. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….

9. Gọi điện cho người khác
Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh.

Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh.
 
Bên cạnh đó còn có 1 cách để nói tiếng Anh hiệu quả là phương pháp “Small talk” có thể hiểu chung là những mẩu hội thoại ngắn trong giao tiếp Tiếng Anh, đôi khi là để khai mào cho một cuộc đối thoại dài hơn, nhưng đôi khi chỉ là những mẩu chuyện tán gẫu ngắn nơi công sở hay mấy lời chào hỏi xã giao giữa những người ít quen biết. 
 
Vậy những ai thường sử dụng “small talk”?
Khi những người không mấy quen biết nhau nói chuyện với nhau, “small talk” khi đó được hiểu là những câu chuyện xã giao hay những câu tán gẫu. Tuy không phải bạn bè thân thiết nhưng họ làm việc cùng một nơi và cần phải trao đổi thông tin với nhau. Ngoài ra những người làm những công việc như chăm sóc khách hàng, đại lý bán hàng, bồi bàn, cắt tóc hay lễ tân… cũng thường phải giao tiếp với khách hàng qua những mẩu đối thoại xã giao ngắn gọn.
 
Đề tài thường nhắc đến trong “small talk” là gì?
Có một số chủ đề “an toàn” nhất định thường được nhắc đến khi giao tiếp xã giao, trong đó thời tiết thường được nói đến nhiều nhất. Một chủ đề khác cũng thường được nói đến nhiều là những sự việc vừa mới xảy ra. Những tin tức về thể thao cũng là đề tài thường được nhắc đến, đặc biệt là tin tức về những đội bóng trong khu vực, những giải đấu, vòng loại hay việc đội nào chơi hay, đội nào chơi dở… Ngoài ra chủ đề về những thông tin giải trí cũng thường được nói đến.
 
Người ta thường hay “small talk” ở những đâu?
Người ta thường nói những lời xã giao nơi công cộng. Khi mọi người cùng phải chờ đợi điều gì đó (chờ xe, chờ tàu, chờ qua đường…) người ta thường nói với nhau một vài câu xã giao. Mọi người cũng thường nói tán gẫu một vài câu trong phòng chờ của bác sĩ nha khoa hay khi đang đứng xếp hàng chờ mua vé… Ở công sở, người ta thường nói với nhau mấy câu xã giao khi đứng trong thang máy, nhà ăn hay thậm chí ở phòng nghỉ.
 
Khi nào người ta dùng “small talk”?
Người ta thường nói chuyện xã giao khi gặp một người nào đó lần đầu tiên. Tuy nhiên bạn chỉ nên nói chuyện tự nhiên với người cưới với bạn và tỏ ra quan tâm đến bạn mà thôi. Đừng làm phiền hai người một lúc nếu chỉ để nói về một việc không quan trọng như thời tiết, cũng như đừng bắt chuyện với những người đang bận đọc sách hay viết thư, tin nhắn trên xe buýt.
 
Giao lưu với mọi người là một nghệ thuật và bạn phải thực sự để tâm mới có thể làm tốt được việc mà hầu như ai cũng có thể làm đó. Chúc bạn luôn có những “small talk” thú vị khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày!
 
 
Chúc các bạn thành công nhé !

8 tuyệt chiêu học nói tiếng Anh

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn


1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng ngày.

2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình

Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.

3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác

Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,…) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.

5. Hát các bài hát tiếng Anh

Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.

6. Tham gia các hoạt động nhóm

Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.

7. Nhớ từ mới và cụm từ

Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.

8. Gọi điện cho người khác

Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh.

Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh.

Chúc bạn thành công!

Tôi dạy con tiếng Anh nhờ 'chiêu' 6 HƠN

Anh văn thiếu nhi - Hôm nay, tôi đón Len đi học về ở trường mẫu giáo lớn, tôi được cô giáo hỏi “Chị có cho bé đi học thêm tiếng Anh ở đâu không vì cháu biết nhiều từ lắm chị ạ, có những từ chỉ vật dụng thông thường, chúng em chưa cần dạy mà cháu đã thành thạo rồi”.

Quả thật, chuyện Len học giỏi tiếng Anh, tôi không lạ. Vậy nhưng tôi vẫn rất vui mừng và tự hào về con gái mình. Càng ngày, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng cách mình đang dạy con, đang học với con tiếng Anh ở nhà là đúng đắn. Bé Len nhà tôi năm nay 5 tuổi nhưng đã có một kho từ vựng tiếng Anh khá nhiều và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ này. Không cần trường song ngữ, giáo viên Tây....con gái tôi vẫn nói tiếng Anh như gió.

Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2.


Lý thuyết suông thường không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi (ảnh minh họa)


1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường

Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

2. Nói nhiều HƠN viết

Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.

Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.

Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.

Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.

Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Học cụ HƠN giáo trình

Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán.

Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay.

5. Bắt chước HƠN ngữ pháp

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

6. Vui HƠN cho điểm

Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.

Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.

Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!

(Theo Khám phá)

Tuyệt chiêu để học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Hoc tieng anh - Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của ban. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn.

Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng. Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào? Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng có hiệu quả nhanh nhất
Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng. Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
 Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Là một sinh viên, bạn phải thường xuyên học và làm bài tập từ vựng. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng có hiệu quả nhanh nhất
 
1. Đọc, đọc và đọc
Chúng ta học từ vựng phần lớn thông qua đọc các văn bản. Bạn càng đọc nhiều thì vốn từ vựng của bạn càng phong phú. Trong khi đọc, hãy chú ý nhiều hơn tới những từ mà bạn không biết. Trước tiên, cố gắng dựa vào văn bản để đoán nghĩa, sau đó thì mới tra từ điển. Đọc và nghe những tài liệu phức tạp là một cách giúp bạn biết thêm được nhiều từ mới.
 
2. Củng cố kỹ năng đọc văn bản
Một nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các từ được học trong văn cảnh cụ thể. Để củng cố kỹ năng hiểu từ trong văn bản thì bạn nên đặc biệt chú ý đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng.
 
3. Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn.
 
4. Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ví dụ từ significant (quan trọng, đáng kể) có một nghĩa giống với từ important, momentous, sustantial,…Ngoài ra có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ SIGNIFICANT. Và cuối cùng bạn hãy vẽ một bức tranh để lại ấn tượng mạnh mẽ mô phỏng ý nghĩa của từ.
 
5. Dùng các mẹo ghi nhớ
Một ví dụ thú vị với từ EGREGIOUS (rất tồi tệ). Nghĩ đến câu trứng ném vào chúng tôi (EGG REACH US)- hãy tưởng tượng chúng ta vừa phạm sai lầm tệ đến mức bị ném trứng và một quả trứng thối bay vào người chúng tôi (rotten EGG REACHes US). Bức tranh thú vị bằng ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của từ nhanh và lâu hơn. Người học cũng cảm thấy thú vị. Tương tự, bạn hãy tìm cho mình phương thức học phù hợp nhất. Mỗi người học theo cách khác nhau.
 
6. Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không biết
Nếu bạn có sẵn chương trình tra từ trên máy tính thì hãy mở sẵn ra. Chúng ta có rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ tra từ trên internet. Bạn nên tìm và sửa dụng chúng để tra những từ mà bạn không chắc chắn về nghĩa. Sử dụng từ điển đồng nghĩa khi bạn muốn tìm từ phù hợp nhất.
 
7. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossw

Tuyệt chiêu để học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

ord puzzles). Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
 
 
8. Sử dụng danh sách từ vựng
Đối với những sinh viên chú trọng nhiều tới từ vựng thì có rất nhiều tài liệu đáp ứng được nhu cầu này như SAT và GRE. Trên Internet cũng có nhiều trang học từ vựng hấp dẫn, thậm chí một số trang còn hỗ trợ tính năng gửi từ vựng cho bạn qua email mỗi ngày.
 
9. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 7 để kiểm tra kiến thức của bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
 
10. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là “bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn.
 
Ở các nước nói tiếng Anh, nắm vững từ vựng giúp chúng ta vượt qua xuất sắc các bài kiểm tra trình độ như SAT và GRE. Đây là những chương trình học có tính chất quyết định việc chúng ta có được vào Đại học không và nếu đỗ thì sẽ đủ điểm học trường nào. Nhìn chung kiểm tra ngôn ngữ cũng là một cách đánh giá chất lượng giao tiếp. Xây dựng vốn từ vựng là công cuộc cả đời của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng “Mọi thứ bắt đầu từ ngôn ngữ”.
 
Nguồn : tienganh.com.vn

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Tại Sao Trẻ Nên Học Tiếng Anh Từ Bé?

Anh van thieu nhi - Hiện nay, tiếng Anh đã và đang trở thành thứ ngôn ngữ của toàn cầu. Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho con mình học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, họ cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn.

VÌ SAO NÊN CHO CON HỌC TIẾNG ANH TỪ SỚM

Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên. Khác với những người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói tiếng Anh thật là khó, chứ với trẻ thì không như vậy.
Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của hoạt động đó, rồi tìm ra ý nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.
Những bé có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ thì sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự trong suốt cuộc của mình khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế sẽ dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.
Dường như những trẻ học tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm sẽ có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ văn hoá tốt hơn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy mới chỉ biết nói một thứ tiếng thì có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.
1. Trẻ em học ngoại ngữ sớm sẽ thông minh hơn
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ 2 hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Tiến sĩ Sujin Yang đã nghiên cứu quá trình học ngôn ngữ của trẻ nhỏ, hơn 30 năm, với trên 20 ngôn ngữ của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bà chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ mầm non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ 2 khi được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being bilingual).
Đó là :
    • Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
    • Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
    • Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia
.
  • Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
“Não của trẻ em là một nơi chứa đựng nhiều thần bí, dường như đây là nơi duy nhất trên đời thông tin không bao giờ đầy. Ta đưa vào đó bao nhiêu, nó sẽ tiếp nhận bấy nhiêu” – Glen Door.
2. Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu quả
Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói – đọc – viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, nghe chuyện, nghe bài hát qua băng cassettes. Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi…) cho cha mẹ lựa chọn.
Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính : ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui….Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. Ví dụ : đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó… Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.
Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư, không gò bó, không biết ngượng ngập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.
Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.
Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn cùng trang lứa chỉ học tiếng mẹ đẻ.
“Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì về sau, trí não, tính cách và tâm hồn con người vĩnh viễn không bao giờ có được cơ hội tốt như thế để xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần” – Gesell.

Cẩm nang học tiếng Anh cùng bé

Học tiếng Anh luôn là một quá trình lâu dài và cần nhiều nỗ lực. Liệu chỉ học trên ghế nhà trường và học thêm, các bé đã đủ tự tin về khả năng tiếng Anh của bản thân mình? Nếu chưa đủ, thì các bậc phụ huynh có thể giúp đỡ con mình ở nhà thế nào? Thấu hiểu nỗi lo lắng, trăn trở đó của các bậc phụ huynh, First School chia sẻ một vài kinh nghiệm hữu ích hy vọng có thể giúp đỡ quý phụ huynh hỗ trợ bé tự học tiếng Anh tại nhà.

Trích đoạn trong cuốn cẩm nang: Cùng bé học tiếng Anh của First School

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ bé học tiếng Anh tại nhà:
Đọc sách, đọc truyện tiếng Anh cùng trẻ: giúp trẻ yêu thích tiếng Anh hơn và làm giàu vốn từ vựng của trẻ. Trong lúc đọc nên đặt những câu hỏi liên quan đến câu chuyện, ví dụ như: “Vì sao cô bé Lọ Lem phải rời buổi vũ hội?” Khuyễn khích trẻ cùng đọc với bạn.
Xem phim, nghe các bài hát bằng tiếng Anh theo những chủ đề mà trẻ yêu thích. Trẻ có khả năng nhạy cảm với âm thanh rất cao, có trí nhớ và khả năng mô phỏng rất tốt.
Tổ chức tiệc nhỏ cho các trẻ cùng lứa tuổi: Giao tiếp giữa các trẻ là vô cùng quan trọng. Trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh, khi thấy bạn bè nói tiếng Anh trẻ sẽ có hứng thú nói cùng bạn.
Giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ: mô tả sinh hoạt hàng ngày cho trẻ nghe. Ví dụ: “Mẹ đang chuẩn bị nấu cơm. Con thích ăn gì?” Hỏi thăm về những hoạt động trong ngày của trẻ. Luôn lắng nghe, dùng những từ ngữ đơn giản. Nói chậm hơn và nhấn vào những từ mới một cách tự nhiên.

Những điều bạn nên tránh:
Giống như khi học tiếng Việt, trẻ được nghe, tập nói rồi mới đến đọc và viết. Học tiếng Anh cũng vậy, chúng ta không nên bắt các con học viết trước, rồi mới đến nghe và nói, vì như vậy là đi ngược lại sự phát triển của tự nhiên, gây khó khăn cho việc sử dụng tiếng Anh sau này của trẻ.
Không nên hỏi con “Cái đó trong tiếng Anh là gì”? Thay vào đó bạn hãy cầm đồ vật lên và nói: “What’s this?”.Việc này sẽ giúp trẻ hình thành cách tư duy bằng tiếng Anh rất tự nhiên và hiệu quả.
Tránh việc không quan tâm đến việc học của trẻ. Cần có sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường để kịp thời hỗ trợ cho trẻ đồng thời tham khảo ý kiến của giáo viên đang dạy cháu .
Tránh gây áp lực cho trẻ.
Thời gian học không nên kéo dài, chỉ khoảng 5 – 20 phút một lần, hai đến ba lần trong ngày tùy theo hứng thú của trẻ.


 
Du hoc Nhat - Giay nam - Giay nu - giay dep - Đào tạo seo