tháng 8 2013 ~ Học tiếng Anh hiệu quả| Học tiếng anh nhanh nhất
đồng hồ online - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm - đào tạo seo

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Học nói tiếng Anh sao cho hiệu quả

Hoc tieng Anh - Ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là khi đi làm. Việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp tốt hơn. Vậy làm sao để nói tiếng Anh lưu loát?

Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn:

1. Xác định mục đích:
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng ngày.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh giao tiếp và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh giao tiếp, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh.

Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh giao tiếp tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình
Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.

4. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác
Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,…) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

5. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”.
 
 
Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I`m sorry. I`m not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.

6. Hát các bài hát tiếng Anh
Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.

7. Tham gia các hoạt động nhóm
Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.

8. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….

9. Gọi điện cho người khác
Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh.

Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh.
 
Bên cạnh đó còn có 1 cách để nói tiếng Anh hiệu quả là phương pháp “Small talk” có thể hiểu chung là những mẩu hội thoại ngắn trong giao tiếp Tiếng Anh, đôi khi là để khai mào cho một cuộc đối thoại dài hơn, nhưng đôi khi chỉ là những mẩu chuyện tán gẫu ngắn nơi công sở hay mấy lời chào hỏi xã giao giữa những người ít quen biết. 
 
Vậy những ai thường sử dụng “small talk”?
Khi những người không mấy quen biết nhau nói chuyện với nhau, “small talk” khi đó được hiểu là những câu chuyện xã giao hay những câu tán gẫu. Tuy không phải bạn bè thân thiết nhưng họ làm việc cùng một nơi và cần phải trao đổi thông tin với nhau. Ngoài ra những người làm những công việc như chăm sóc khách hàng, đại lý bán hàng, bồi bàn, cắt tóc hay lễ tân… cũng thường phải giao tiếp với khách hàng qua những mẩu đối thoại xã giao ngắn gọn.
 
Đề tài thường nhắc đến trong “small talk” là gì?
Có một số chủ đề “an toàn” nhất định thường được nhắc đến khi giao tiếp xã giao, trong đó thời tiết thường được nói đến nhiều nhất. Một chủ đề khác cũng thường được nói đến nhiều là những sự việc vừa mới xảy ra. Những tin tức về thể thao cũng là đề tài thường được nhắc đến, đặc biệt là tin tức về những đội bóng trong khu vực, những giải đấu, vòng loại hay việc đội nào chơi hay, đội nào chơi dở… Ngoài ra chủ đề về những thông tin giải trí cũng thường được nói đến.
 
Người ta thường hay “small talk” ở những đâu?
Người ta thường nói những lời xã giao nơi công cộng. Khi mọi người cùng phải chờ đợi điều gì đó (chờ xe, chờ tàu, chờ qua đường…) người ta thường nói với nhau một vài câu xã giao. Mọi người cũng thường nói tán gẫu một vài câu trong phòng chờ của bác sĩ nha khoa hay khi đang đứng xếp hàng chờ mua vé… Ở công sở, người ta thường nói với nhau mấy câu xã giao khi đứng trong thang máy, nhà ăn hay thậm chí ở phòng nghỉ.
 
Khi nào người ta dùng “small talk”?
Người ta thường nói chuyện xã giao khi gặp một người nào đó lần đầu tiên. Tuy nhiên bạn chỉ nên nói chuyện tự nhiên với người cưới với bạn và tỏ ra quan tâm đến bạn mà thôi. Đừng làm phiền hai người một lúc nếu chỉ để nói về một việc không quan trọng như thời tiết, cũng như đừng bắt chuyện với những người đang bận đọc sách hay viết thư, tin nhắn trên xe buýt.
 
Giao lưu với mọi người là một nghệ thuật và bạn phải thực sự để tâm mới có thể làm tốt được việc mà hầu như ai cũng có thể làm đó. Chúc bạn luôn có những “small talk” thú vị khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày!
 
 
Chúc các bạn thành công nhé !

8 tuyệt chiêu học nói tiếng Anh

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn


1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng ngày.

2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình

Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.

3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác

Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,…) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.

5. Hát các bài hát tiếng Anh

Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.

6. Tham gia các hoạt động nhóm

Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.

7. Nhớ từ mới và cụm từ

Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.

8. Gọi điện cho người khác

Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh.

Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh.

Chúc bạn thành công!

Tôi dạy con tiếng Anh nhờ 'chiêu' 6 HƠN

Anh văn thiếu nhi - Hôm nay, tôi đón Len đi học về ở trường mẫu giáo lớn, tôi được cô giáo hỏi “Chị có cho bé đi học thêm tiếng Anh ở đâu không vì cháu biết nhiều từ lắm chị ạ, có những từ chỉ vật dụng thông thường, chúng em chưa cần dạy mà cháu đã thành thạo rồi”.

Quả thật, chuyện Len học giỏi tiếng Anh, tôi không lạ. Vậy nhưng tôi vẫn rất vui mừng và tự hào về con gái mình. Càng ngày, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng cách mình đang dạy con, đang học với con tiếng Anh ở nhà là đúng đắn. Bé Len nhà tôi năm nay 5 tuổi nhưng đã có một kho từ vựng tiếng Anh khá nhiều và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ này. Không cần trường song ngữ, giáo viên Tây....con gái tôi vẫn nói tiếng Anh như gió.

Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2.


Lý thuyết suông thường không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi (ảnh minh họa)


1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường

Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

2. Nói nhiều HƠN viết

Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.

Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.

Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.

Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.

Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Học cụ HƠN giáo trình

Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán.

Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay.

5. Bắt chước HƠN ngữ pháp

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

6. Vui HƠN cho điểm

Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.

Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.

Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!

(Theo Khám phá)

Tuyệt chiêu để học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Hoc tieng anh - Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của ban. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn.

Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng. Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào? Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng có hiệu quả nhanh nhất
Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng. Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
 Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Là một sinh viên, bạn phải thường xuyên học và làm bài tập từ vựng. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng có hiệu quả nhanh nhất
 
1. Đọc, đọc và đọc
Chúng ta học từ vựng phần lớn thông qua đọc các văn bản. Bạn càng đọc nhiều thì vốn từ vựng của bạn càng phong phú. Trong khi đọc, hãy chú ý nhiều hơn tới những từ mà bạn không biết. Trước tiên, cố gắng dựa vào văn bản để đoán nghĩa, sau đó thì mới tra từ điển. Đọc và nghe những tài liệu phức tạp là một cách giúp bạn biết thêm được nhiều từ mới.
 
2. Củng cố kỹ năng đọc văn bản
Một nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các từ được học trong văn cảnh cụ thể. Để củng cố kỹ năng hiểu từ trong văn bản thì bạn nên đặc biệt chú ý đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng.
 
3. Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn.
 
4. Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ví dụ từ significant (quan trọng, đáng kể) có một nghĩa giống với từ important, momentous, sustantial,…Ngoài ra có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ SIGNIFICANT. Và cuối cùng bạn hãy vẽ một bức tranh để lại ấn tượng mạnh mẽ mô phỏng ý nghĩa của từ.
 
5. Dùng các mẹo ghi nhớ
Một ví dụ thú vị với từ EGREGIOUS (rất tồi tệ). Nghĩ đến câu trứng ném vào chúng tôi (EGG REACH US)- hãy tưởng tượng chúng ta vừa phạm sai lầm tệ đến mức bị ném trứng và một quả trứng thối bay vào người chúng tôi (rotten EGG REACHes US). Bức tranh thú vị bằng ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của từ nhanh và lâu hơn. Người học cũng cảm thấy thú vị. Tương tự, bạn hãy tìm cho mình phương thức học phù hợp nhất. Mỗi người học theo cách khác nhau.
 
6. Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không biết
Nếu bạn có sẵn chương trình tra từ trên máy tính thì hãy mở sẵn ra. Chúng ta có rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ tra từ trên internet. Bạn nên tìm và sửa dụng chúng để tra những từ mà bạn không chắc chắn về nghĩa. Sử dụng từ điển đồng nghĩa khi bạn muốn tìm từ phù hợp nhất.
 
7. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossw

Tuyệt chiêu để học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

ord puzzles). Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
 
 
8. Sử dụng danh sách từ vựng
Đối với những sinh viên chú trọng nhiều tới từ vựng thì có rất nhiều tài liệu đáp ứng được nhu cầu này như SAT và GRE. Trên Internet cũng có nhiều trang học từ vựng hấp dẫn, thậm chí một số trang còn hỗ trợ tính năng gửi từ vựng cho bạn qua email mỗi ngày.
 
9. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 7 để kiểm tra kiến thức của bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
 
10. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là “bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn.
 
Ở các nước nói tiếng Anh, nắm vững từ vựng giúp chúng ta vượt qua xuất sắc các bài kiểm tra trình độ như SAT và GRE. Đây là những chương trình học có tính chất quyết định việc chúng ta có được vào Đại học không và nếu đỗ thì sẽ đủ điểm học trường nào. Nhìn chung kiểm tra ngôn ngữ cũng là một cách đánh giá chất lượng giao tiếp. Xây dựng vốn từ vựng là công cuộc cả đời của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng “Mọi thứ bắt đầu từ ngôn ngữ”.
 
Nguồn : tienganh.com.vn

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Tại Sao Trẻ Nên Học Tiếng Anh Từ Bé?

Anh van thieu nhi - Hiện nay, tiếng Anh đã và đang trở thành thứ ngôn ngữ của toàn cầu. Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho con mình học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, họ cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn.

VÌ SAO NÊN CHO CON HỌC TIẾNG ANH TỪ SỚM

Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên. Khác với những người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói tiếng Anh thật là khó, chứ với trẻ thì không như vậy.
Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của hoạt động đó, rồi tìm ra ý nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.
Những bé có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ thì sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự trong suốt cuộc của mình khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế sẽ dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.
Dường như những trẻ học tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm sẽ có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ văn hoá tốt hơn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy mới chỉ biết nói một thứ tiếng thì có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.
1. Trẻ em học ngoại ngữ sớm sẽ thông minh hơn
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ 2 hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Tiến sĩ Sujin Yang đã nghiên cứu quá trình học ngôn ngữ của trẻ nhỏ, hơn 30 năm, với trên 20 ngôn ngữ của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bà chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ mầm non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ 2 khi được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being bilingual).
Đó là :
    • Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
    • Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
    • Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia
.
  • Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
“Não của trẻ em là một nơi chứa đựng nhiều thần bí, dường như đây là nơi duy nhất trên đời thông tin không bao giờ đầy. Ta đưa vào đó bao nhiêu, nó sẽ tiếp nhận bấy nhiêu” – Glen Door.
2. Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu quả
Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói – đọc – viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, nghe chuyện, nghe bài hát qua băng cassettes. Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi…) cho cha mẹ lựa chọn.
Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính : ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui….Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. Ví dụ : đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó… Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.
Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư, không gò bó, không biết ngượng ngập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.
Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.
Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn cùng trang lứa chỉ học tiếng mẹ đẻ.
“Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì về sau, trí não, tính cách và tâm hồn con người vĩnh viễn không bao giờ có được cơ hội tốt như thế để xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần” – Gesell.

Cẩm nang học tiếng Anh cùng bé

Học tiếng Anh luôn là một quá trình lâu dài và cần nhiều nỗ lực. Liệu chỉ học trên ghế nhà trường và học thêm, các bé đã đủ tự tin về khả năng tiếng Anh của bản thân mình? Nếu chưa đủ, thì các bậc phụ huynh có thể giúp đỡ con mình ở nhà thế nào? Thấu hiểu nỗi lo lắng, trăn trở đó của các bậc phụ huynh, First School chia sẻ một vài kinh nghiệm hữu ích hy vọng có thể giúp đỡ quý phụ huynh hỗ trợ bé tự học tiếng Anh tại nhà.

Trích đoạn trong cuốn cẩm nang: Cùng bé học tiếng Anh của First School

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ bé học tiếng Anh tại nhà:
Đọc sách, đọc truyện tiếng Anh cùng trẻ: giúp trẻ yêu thích tiếng Anh hơn và làm giàu vốn từ vựng của trẻ. Trong lúc đọc nên đặt những câu hỏi liên quan đến câu chuyện, ví dụ như: “Vì sao cô bé Lọ Lem phải rời buổi vũ hội?” Khuyễn khích trẻ cùng đọc với bạn.
Xem phim, nghe các bài hát bằng tiếng Anh theo những chủ đề mà trẻ yêu thích. Trẻ có khả năng nhạy cảm với âm thanh rất cao, có trí nhớ và khả năng mô phỏng rất tốt.
Tổ chức tiệc nhỏ cho các trẻ cùng lứa tuổi: Giao tiếp giữa các trẻ là vô cùng quan trọng. Trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh, khi thấy bạn bè nói tiếng Anh trẻ sẽ có hứng thú nói cùng bạn.
Giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ: mô tả sinh hoạt hàng ngày cho trẻ nghe. Ví dụ: “Mẹ đang chuẩn bị nấu cơm. Con thích ăn gì?” Hỏi thăm về những hoạt động trong ngày của trẻ. Luôn lắng nghe, dùng những từ ngữ đơn giản. Nói chậm hơn và nhấn vào những từ mới một cách tự nhiên.

Những điều bạn nên tránh:
Giống như khi học tiếng Việt, trẻ được nghe, tập nói rồi mới đến đọc và viết. Học tiếng Anh cũng vậy, chúng ta không nên bắt các con học viết trước, rồi mới đến nghe và nói, vì như vậy là đi ngược lại sự phát triển của tự nhiên, gây khó khăn cho việc sử dụng tiếng Anh sau này của trẻ.
Không nên hỏi con “Cái đó trong tiếng Anh là gì”? Thay vào đó bạn hãy cầm đồ vật lên và nói: “What’s this?”.Việc này sẽ giúp trẻ hình thành cách tư duy bằng tiếng Anh rất tự nhiên và hiệu quả.
Tránh việc không quan tâm đến việc học của trẻ. Cần có sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường để kịp thời hỗ trợ cho trẻ đồng thời tham khảo ý kiến của giáo viên đang dạy cháu .
Tránh gây áp lực cho trẻ.
Thời gian học không nên kéo dài, chỉ khoảng 5 – 20 phút một lần, hai đến ba lần trong ngày tùy theo hứng thú của trẻ.


Những sai lầm khi mẹ dậy tiếng Anh cho bé.

Anh văn thiếu nhi - Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung.

Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung, đó là bắt đầu bằng việc cho trẻ học bảng chữ cái qua giai điệu bài hát a, b, c, d, e, f, g đã hết sức quen thuộc. Tiếp đến là cho trẻ học số đếm và cho trẻ xem những thẻ hình các từ có hình minh họa và chữ viết để trẻ nhìn và học thuộc... Tuy vậy, đã bao giờ chúng ta tự hỏi liệu phương pháp này có giúp ích gì các bé trong quá trình học tiếng Anh trong tương lai hay không? Ở các nước trên thế giới trẻ em được dạy tiếng Anh theo phương pháp nào? 

Ông Simon Andrews - Giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới “I Can Read” tại Việt Nam chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm, phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Thưa ông Simon Andrews, trước đây ông có từng dạy trẻ bắt đầu bằng bài hát “ầy, bi, xi, đi…”?

- Tôi xin chia sẻ với các bạn một thông tin” Bảng chữ cái mà bạn dạy các bé qua bài hát “ầy, bì xi, đi…” gần như không có bất cứ một tác dụng gì. Các bạn có thể rất ngạc nhiên nhưng điều này khá logic. Bất cứ người học tiếng Anh nào cũng có thể nhận ra những ầy, bì xi, đi... không giúp phải là cách các chữ cái được phát âm trong từ. Điều này có thể được giải thích như sau: ầy, bì xi, đi... là tên gọi của các chữ cái đó, nhưng không phải là âm của chữ trong từ.”

Anh van thieu nhi

Học viên nhí được giảng dạy tận tình tại I Can Read

Vậy việc phân biệt sự giống và khác nhau đó có giúp gì nhiều cho người Việt học tiếng Anh, thưa ông?

- Sau một thời gian học tiếng Việt, tôi phát hiện: Hóa ra âm của các chữ cái trong tiếng Anh gần giống tiếng Việt. Chỉ có một số khác biệt nho nhỏ, ví dụ “a” trong tiếng anh đọc là “e” trong apple; “u” đọc gần giống a hoặc ă trong tiếng Việt như trong từ umbrella, x đọc là ks như trong box và một số âm không có trong tiếng việt như y, w, z.

Ở “I Can Read”, chúng tôi hoàn toàn không dạy trẻ tên gọi của các chữ cái mà chỉ dạy âm của các chữ cái (phương pháp phonics). Điều thú vị là chỉ cần học thuộc các âm này vốn rất gần với các âm tiếng Việt là trẻ đã có thể đọc được rất nhiều từ đơn giản trong tiếng anh. Ví dụ CAT (đọc là K,E,T kétờ), DOG (đ, o, g đóc gờ), BUS (B,A,S bát xờ)... cùng với quy luật đó.

Khi nắm vững kiến thức rất cơ bản này, trẻ sẽ không bị rối loạn khi đến trường cùng một từ nhưng mỗi cô giáo đọc một kiểu khác nhau do học từ những người khác nhau. Hơn thế nữa, trẻ còn khắc phục được nhược điểm của người Việt khi phát âm tiếng Anh là hay quên phát âm tiếng cuối cùng (âm t trong từ cat, g trong dog, s trong bus...).


Theo ông, việc dùng các thẻ hình sẽ giúp ích cho trẻ em học tiếng Anh tốt hơn không?

- Câu trả lời là cả có và không. Thẻ hình là một phương tiện học rất tốt bởi vì con người tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua các hình ảnh. Khi sử dụng các thẻ hình này, phụ huynh chú ý là chỉ nên dùng 2-3 thẻ một lúc, sau khi trẻ nhớ được cả 3 từ thì mới chuyển sang 3 từ khác. Một lưu ý khác là những từ trong thẻ hình nên là những thứ quen thuộc mà trẻ có cơ hội tiếp xúc như ông, bà, bố, mẹ, bàn, ghế, chó mèo. Sẽ là vô ích nếu chúng ta dạy trẻ những từ ngữ mà chúng không bao giờ có điều kiện tiếp xúc ở đời thực như khủng long hoặc người máy, siêu nhân.


Bé xung phong phát biểu ý kiến tại I Can Read

Ở trường hợp ngược lại, thẻ hình có thể gây ra những tiêu cực nào?

- Một điều rất nguy hiểm đối với những thẻ hình bán ở ngoài thị trường, đó là hầu hết các thẻ hình đều có chữ đi kèm. Điều bất cập thứ nhất, thẻ hình có kèm chữ vô tình dạy trẻ đọc, viết nghe cùng một lúc và là một phương pháp thiếu tự nhiên và phản khoa học để học 1 ngôn ngữ. Chúng ta bắt đầu học tiếng mẹ đẻ bằng việc nghe các từ, gắn các từ đó với hình ảnh các thứ xung quanh ta và nói tức là sử dụng các từ đó. Chỉ sau khi có một sự thành thạo nhất định trong việc nói và nghe thì chúng ta mới bắt đầu học đọc và viết, vốn là biểu hiện cao cấp của ngôn ngữ và đòi hỏi người học phải có một trình độ và lứa tuổi nhất định. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng đây không chỉ là cách học ngôn ngữ hiệu quả nhất đối với không chỉ ngôn ngữ mẹ đẻ mà cả khi bạn học ngôn ngữ thứ 2, thứ 3, thứ n.

Bất cập thứ 2 trong việc dạy trẻ bằng thẻ hình có chữ là việc khuyến khích việc học tập dựa hoàn toàn vào trí nhớ. Ngoài việc nhớ cách phát âm và ý nghĩa, trẻ sẽ phải nhớ thêm cách viết của một từ vốn vô cùng phức tạp đặc biệt đối với trẻ chưa học chữ bao giờ. Trí nhớ ở trẻ nhỏ sẽ bị lấp đầy chỉ sau khoảng 20-30 từ. Những đứa trẻ sớm phát triển tư duy sẽ biết cách bỏ qua chữ để chỉ nhớ nghĩa và cách đọc. Những đứa trẻ khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Vậy ông có lời khuyên gì bổ ích dành cho các bậc phụ huynh khi dạy trẻ tiếng Anh tại nhà:

Đối với trẻ trước độ tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt: các bài hát tiếng anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh ở những trung tâm dạy tiếng anh theo phương pháp phonics (đánh vần) có uy tín để trẻ có phát âm chuẩn ngay từ đầu.

Cảm ơn ông!
(Nguồn: I Can Read System Vietnam)

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Học ngữ pháp Tiếng Anh sẽ không còn nhàm chán

Anh văn thiếu nhi - Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ mới thường không có nhiều thời gian và một môi trường lý tưởng. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy và học ngữ pháp. Nhiều giáo viên tin vào tầm quan trọng của các bài học ngữ pháp và các bài luyện tập.Số khác lại cảm thấy việc học ngữ pháp chỉ có hiệu quả bằng các hoạt động khác nhau mà không tập trung trực tiếp vào các quy tắc ngữ pháp.


Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ mới thường không có nhiều thời gian và một môi trường lý tưởng. Vậy cách học ngữ pháp thế nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi không dễ trả lời chút nào.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy và học ngữ pháp. Nhiều giáo viên tin vào tầm quan trọng của các bài học ngữ pháp và các bài luyện tập.
Số khác lại cảm thấy việc học ngữ pháp chỉ có hiệu quả bằng các hoạt động khác nhau mà không tập trung trực tiếp vào các quy tắc ngữ pháp. Cho dù ý kiến của bạn là gì, bạn được học ngữ pháp theo cách nào thì sau đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn học ngữ pháp hiệu quả hơn.
Nhận thức về ngữ pháp. Nghĩ về ngữ pháp. Lưu ý rằng các khía cạnh ngữ pháp tiếng Anh cũng tương tự như ngôn ngữ khác (Ví dụ như cách sử dụng mạo từ trong tiếng Đức cũng giống như trong tiếng Anh). Cũng nên lưu ý rằng cách dùng tiếng Anh để diễn đạt ý khác với ngôn ngữ của bạn.
Tiếng Anh sử dụng thì hiện tại hoàn thành để diễn tả hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài tới hiện tại (ví dụ: I have had this watch for 10 years). Trong khi các ngôn ngữ khác dùng thì hiện tại để diễn tả điều tương tự ( ví dụ: tiếng Đức: Ich habe diese Uhr seit 10 Jahren). Nếu bạn có thể nhận biết được sự giống và khác nhau đó, bạn sẽ có thể học các quy tắc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đọc thật nhiều sách tiếng Anh - điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng trên thực tế, khi bạn dành thời gian đọc hoặc nghe tiếng Anh, bạn đang xem những mẫu ngữ pháp chuẩn, điều này sẽ giúp ích cho bạn khi viết, nói, diễn đạt ý và kiểm tra bài tập của mình. Tất nhiên, sẽ còn tốt hơn nếu bạn có thể đọc với sự nhận thức ngữ pháp rõ ràng. Đôi khi bạn tự nhủ rằng : “ À, vậy ra đây là cách dùng trong tiếng Anh đây!”
Tập trung vào các khía cạnh của ngữ pháp mà cá nhân bạn cảm thấy khó nhất ( Nếu bạn không nhận biết được, hãy hỏi các thầy cô giáo của bạn). Đặc biệt trong các bài viết, bạn nên đặc biệt chú ý tới các khía cạnh ngữ pháp đó. Tất nhiên là trong khi nói thì sẽ khó hơn nhưng thậm chí bạn có thể dừng lại để sửa cho đúng. Ví dụ, khi bạn đang kể lại 1 câu chuyện trong thì hiện tạ, bạn có thể tự nhắc mình rằng bạn cần thêm –s vào ngôi thứ 3 số ít.
Nếu bạn không thích các bài tập ngữ pháp hoặc không thích học ngữ pháp, thì điều quan trọng hơn hết là bạn theo những lời khuyên như trên. Bạn nên thử tìm ra quy tắc cho riêng mình.
Nếu bạn thích những bài tập ngữ pháp thì hãy tiếp tục làm. Nhưng làm bài tập ngữ pháp tốt không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lỗi nữa. Cũng giống như người học chơi tennis qua sách, một khi ở trên sân, anh ta không thể đánh bóng đúng cách được. Nếu làm bài tập ngữ pháp, hãy cố gắng không chỉ là điền vào ô trống hay là chọn đáp án đúng mà hãy tự viết ra một số câu áp dụng những quy tắc mà bạn vừa luyện tập.
Học các động từ bất quy tắc phổ biến. Nếu có thể dùng đúng những động từ này, bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các khía cạnh khác. Sẽ rất dễ học nếu bạn tự nói với chính mình nhiều lần.
Chỉ đọc phần cuối nếu bạn rất hứng thú với ngữ pháp! Có một chương trình trên máy vi tính gọi là Concordancer có thể giúp bạn học cách dùng từ và các quy tắc ngữ pháp. Khi bạn gõ một từ vào chương trình này, hàng trăm ví dụ về từ này sẽ hiện ra trong các câu trích dẫn.
Ví dụ, khi bạn muốn học về cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, bạn có thể gõ vào chủa “I have been” và máy tính sẽ hiện ra một danh sách các phần trích từ sách báo có cụm từ này.
Ví dụ:
I have been waiting for two months for a letter from my pen-friend.
I have been living in Germany for 3 years.
I have been learning English since 1999
Nếu bạn học kĩ những ví dụ này, bạn có thể nhanh chóng rút ra được quy tắc ngữ pháp về cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Nguồn: tienganh.com.vn

Chỉ Nghe Và Nghe Tiếng Anh

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề „nghe‟ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.
 1. "Nghe" trong ngữ cảnh. Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau
(nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!).
Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) „oubou‟ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:
- To play the „oubou‟ you need to have strong arms.
- The „oubou‟ is considered one of the most difficult instruments to play.
- The „oubou‟ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed.
Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm „oubou‟ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để „chơi‟. Như thế là đã „hiểu‟ một cách tổng quát.
Lần 2, với từ „instrument‟ bạn biết rằng đó là cái để „chơi‟ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc.
Lần thứ ba, với cụm từ „must force air‟ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ... Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):
- The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!
Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là „oubou‟ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tratừ điển!)
Ps: Đây cũng là vấn đề „hiểu‟ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì „kèn ô-boa‟ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn.
Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là „sơn ca‟ hay „họa mi‟ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim „sơn ca‟ hay „họa mi‟. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.
2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh
Ta thường nghĩ rằng: „một từ thì có một nghĩa nhất định‟. Hoàn toàn sai.
Thử tra từ „tiêu cực‟ trong từ điển: negative. Như thế, „một cán bộ tiêu cực‟ phải được dịch là „a negative cadre‟!
Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói „negative‟, thì người Việt hiểu là „tiêu cực‟; nhưng khi người Việt nói „tiêu cực‟, thì người Anh không thể hiểu là „negative.‟
Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp! Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói „Oh my! No more gas‟ thì ta hiểu ngay rằng „gas‟ chính là „xăng‟, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt! Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng.
Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.
3. Nghe với tất cả giai điệu của câu
Trong phần đầu tôi nói rằng khi „nghe‟ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm).
Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải „nghe‟ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ „hate‟ là ta hiểu ngay: ghét!
Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là „Em ghét anh‟! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng! Và cách nhấn câu cũng thế. Ví dụ trong câu sau đây:
I didn‟t say Paul stole my watch!
Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I –
didn‟t – say – Paul – stole – my – watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:
- I didn‟t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)
- I didn‟t say Paul stole my watch! (No! I didn‟t act like that)
- I didn‟t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn‟t SAY)
v.v
Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên hiểu (và nói đúng) cao độ của một từ (nói đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi – ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa? trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng).
Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói. Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You‟re joking/kidding!
Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối! Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm.
Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please (to) take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán. Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc cằn (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.
4. Nghe với những gì một từ bao hàm
Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn.
Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: mother/father không hoàn toàn là cha/mẹ – và mummy/daddy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). "Nghe" tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.
Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn „nghe‟ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để nói lên tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.
5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm
Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ.
Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng „nghe‟ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ. Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có.
Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì „hay‟ hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã „nghe‟ được tiếng Anh. Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm „r‟ trong bài "Đây Mùa Thu Tới": Những luồng run rẩy rung rinh lá
Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Win:
I saw you toss the kites on high
And blow the birds about the sky;
And all around I heard you pass,
Like ladies‟ skirts across the grass.
Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm „r‟ và „s‟ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).
Kết luận
Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề „nghe‟ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.
Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển – như vẫn làm từ trước đến nay – giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình.
Tôi chỉ nhắc lại một điều này: Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script – học từ – kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe.
Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái. Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa. Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự „nghe‟ được tiếng Anh!
Theo: giasuvietmy.vn

 
Du hoc Nhat - Giay nam - Giay nu - giay dep - Đào tạo seo